Hướng dẫn kiểm tra khi mua máy ảnh canon 60D cũ
Xem thêm video Hướng dẫn kiểm tra khi mua máy ảnh canon 60D cũ:
Giới thiệu Canon EOS 60D
Sau đây muabannhanhmayanh.com xin giời thiệu cùng các bạn Canon EOS 60D
Canon EOS 60D: Các đặc điểm lần đầu tiên xuất hiện ở một chiếc máy ảnh Canon EOS
- Màn hình LCD xoay đa góc, kích thước lớn 3 inch, độ phân giải 1,04 triệu chấm điểm, có lớp phủ chống lóa. Màn LCD đời mới này cho hình ảnh sáng và rõ nét hơn, đông thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc giơ máy ảnh lên quá đầu chụp ngắm từ xa.
- Đĩa điều khiển đa chức năng, tạo điều kiện thuận lợi cho chụp ảnh ở các tư thế cầm máy dọc và ngang. Đồng thời có thêm khóa chế độ chụp, tránh bấm nhầm chuyển chế độ không mong muốn khi thao tác.
- Các chức năng hậu chỉnh ngay trên máy sau khi chụp, trong đó có: 1. Chỉnh sửa ảnh thô RAW (đặt phong cách ảnh, chỉnh cân bằng trắng, hệ màu, giảm nhiễu màu, chỉnh sửa độ lóa bóng, chỉnh sửa cầu sai và sắc sai, xuất ảnh sang định dạng JPEG sau khi sửa giúp nhiếp ảnh gia có thể in ảnh hoàn chỉnh không cần chỉnh sửa qua máy tính); 2. Thu nhỏ ảnh với chất lượng cao, tạo điều kiện gửi ảnh hoặc đưa ảnh trực tiếp lên internet; 3. Tạo hiệu ứng bằng các chế độ lọc ảnh / filters (trước đây chỉ có ở các máy ảnh du lịch của Canon) như tạo nét mịn, chuyển ảnh đen trắng, tạo màu sắc, thay đổi phối cảnh… Các chức năng này đều có thể được đặt ở chế độ ngay khi chụp hoặc hậu chỉnh sau khi chụp để lưu giữ ảnh gốc không qua chỉnh sửa.
Các đặc điểm thay đổi khác ở Canon EOS 60D so với EOS 50D
- Có chức năng quay video Full HD
- Tạo ảnh JPEG kích thước 4:3, 16:9, 1:1 (và 3:2 như EOS 50D). Thông số EXIF 2.3.
- Căn nét tự động 9 điểm
- Không có vi chỉnh căn nét tự động
- Có chế độ căn nét khu vực trung tâm / partial (6.5* giữa khuôn hình) và căn nét điểm trung tâm / spot (2.8% giữa khuôn hình)
- Thông tin ống ngắm có chế độ ngắm đen trắng
- Tốc độ chụp liên tục 5.3 hình/giây
- Đèn ảnh phủ rộng ở tiêu cự 17mm (tương đương 27mm toàn khổ)
- Có thể gắn báng pin BG-E9
- Pin Lithium-Ion LP-E6
- Thẻ nhớ SD / SDHC / SDXC
- Có thêm nhiều chức năng cho người sử dụng cài đặt (20 chức năng với 59 chi tiết cài đặt)
Thông số Kỹ thuật( so sánh với EOS 50D)
Kinh nghiệm kiểm tra khi mua máy ảnh DSLR cũ
Dưới đây là một vài kinh nghiệm chọn mua máy ảnh DSLR
- Kiểm tra số lần cửa trập hoạt động (shutter count)
Số lần cửa trập hoạt động, hay hiểu theo một cách khác là số lần bấm máy, số ảnh máy đã chụp. Đây là một chỉ số tương tự như số ki-lô-mét trên đồng hồ công-tơ-mét của xe máy. Nó biểu thị một máy ảnh đã được sử dụng nhiều hay chưa. Đối với một máy ảnh DSLR thì cửa trập có tuổi thọ giới hạn, do nó là bộ phận cơ học hoạt động nhiều sẽ bị lão hóa. Cửa trập hoạt động đến một số lần nào đấy thì sẽ hoạt động không chính xác nữa và cần phải thay thế. Chẳng hạn như máy Canon EOS 450D hay Nikon D5000 có tuổi thọ cửa trập là 100.000 lần chụp.
Các nhà sản xuất thường cung cấp chỉ số shutter count cho mỗi dòng máy. Vì thế trước khi mua máy cũ bạn có thể tìm chỉ số này trên web và so sánh với chỉ số trên máy. Có nhiều cách để biết chỉ số shutter count trên máy:
- Cách đầu tiên là nhìn vào tên file ảnh. Một số máy đặt tên file ảnh theo thứ tự tương ứng với số lần bấm máy. Tuy nhiên, ở một vài máy DSLR tên file ảnh này có thể sửa được nên nó không phải là cách tin cậy để xem shutter count.
- Cách thứ hai là sử dụng phần mềm đo shutter count. Đối với máy Canon có thể dùng phần mềm EOSInfo. Hoặc sử dụng phần mềm xem thông tin ảnh (xem dữ liệu EXIF). Nó cho ta biết ảnh được chụp bằng máy gì, tác giả đã điều chỉnh khẩu độ, ISO, đèn như thế nào, số lần bấm máy là bao nhiêu. Bạn có thể tải phần mềm PhotoME để xem các thông tin này.
- Những người sử dụng máy ảnh Nikon hoặc Pentax nên vào trang web myshuttercount.com và tải lên file NEF hoặc DNG trong máy để kiểm tra chỉ số đóng mở cửa trập.
Khi đã có chỉ số shutter count, có lẽ bạn cũng cần có thêm thông tin tham khảo. Hãy truy cập vào trang web www.olegkikin.com. Trang web này thống kê các báo cáo về vòng đời cửa trập của nhiều loại máy ảnh. Nếu không tìm thấy dòng máy ảnh bạn định mua, hãy tìm kiếm trên Google với từ khóa "shutter life" hoặc "shutter rating" cộng với tên, số hiệu đời máy.
Khi đang kiểm tra cửa trập, bạn hãy thử bấm máy để chụp một vài kiểu ảnh. Thử với các tốc độ đóng mở cửa trập khác nhau. Nếu nghe tiếng lạo xạo hoặc cót két, đó không phải là dấu hiệu bình thường. Điều này có nghĩa là máy ảnh cần phải được vệ sinh hoặc... phải đem đi sửa!
- Kiểm tra cảm biến
Cách tốt nhất để kiểm tra cảm biến có lỗi hay không là chụp vào một vật sáng, chẳng hạn như bầu trời hay bức tường màu trắng. Khi chụp, để khẩu độ nhỏ nhất. Xem bức ảnh vừa chụp trên máy tính hoặc trên màn hình với độ phóng đại tối đa. Nếu cảm biến có lỗi, chẳng hạn như dính bụi, bạn sẽ phát hiện được ngay.
Các điểm chết trên cảm biến cũng có thể được phát hiện bằng cách trên. Thay vì chụp vật sáng, bạn hãy chụp vật tối, hoặc chụp với ống kính được đậy nắp.
Bạn nên kiểm tra cảm biến bằng cách tháo gương lật ra để "sờ tận tay, day tận mắt", phát hiện xem cảm biến có vết xước hay dính bụi không. Kiểm tra cả hộp gương (mirrox box) xem có vấn đề gì không. Bụi thì có thể lau được, nhưng những vết trầy xước trên cảm biến có thể khiến cho máy ảnh phát sinh lỗi nghiêm trọng.
- Ống kính
Trên thị trường máy ảnh DSLR cũ, có những chiếc máy được bán ra không kèm ống kính. Đó không phải là vấn đề lớn nếu bạn đã có sẵn ống kính, hoặc bạn dự tính sẽ đầu tư một ống kính "xịn".
Với các dòng máy DSLR tầm thấp (entry level) như Canon 350D, 400D hay Nikon D40, D50, thông thường người bán sẽ bán cả bộ (thân máy - ống kính). Bạn hãy kiểm tra bộ phận thấu kính phía trước và phía sau để xem có vết xước nào không. Nếu ống kính có vòng điều chỉnh khẩu độ bằng tay, hãy xoay thử để đảm bảo nó chuyển động nhẹ nhàng. Nếu điều kiện cho phép, hãy mang theo một hoặc hai kính lọc để vặn vào ống kính xem có "ăn" vào rãnh không.
Một trong những vấn đề hay gặp đối với ống kính cũ là nấm mốc (còn được dân nhiếp ảnh gọi là "mốc rễ tre"). Nó ảnh hưởng đến bề mặt của thấu kính. Nếu bị mốc rễ tre ảnh hưởng nhiều bạn thậm chí không thể đem đi sửa mà phải thay mới ống kính. Khi mua máy cũ, cần phải hỏi người bán đã bảo quản máy thế nào, cất máy ở đâu. Nếu họ đựng máy trong túi trong thời gian dài thì đáng lo ngại đấy!
Người mua cũng cần kiểm tra phần vỏ ống kính bên ngoài để xem có trầy xước hay vết lõm nào không. Nếu xuất hiện vết lõm có nghĩa là ống kính đã từng bị đánh rơi. Khi xoay ống kính, đặc biệt với các ống zoom để tăng hoặc giảm tiêu cự, cần đảm bảo thao tác được mượt mà.
- Kiểm tra màn hình
Màn hình LCD của máy là bộ phận chính giúp bạn tương tác trực tiếp với tấm ảnh đã chụp. Vì thế cần kiểm tra màn hình một cách kỹ càng. Đầu tiên, cần phải kiểm tra xem có điểm chết trên màn hình không. Có thể xác định bằng một tấm ảnh chỉ có một màu. Các điểm chết trên màn hình LCD không hề ảnh hưởng đến tấm ảnh nên nếu người mua không quá khó tính thì cũng có thể chấp nhận được. Nếu màn hình có sự đổi màu hoặc màu sắc không đều thì đây là dấu hiệu chiếc máy ảnh đã được dùng tương đối nhiều và có thứ gì đó cần phải thay thế.
Bạn cũng cần chú ý đến bộ phận kính ngắm. Kiểm tra xem có bụi hay vết xước nào không, tất nhiên bạn sẽ không thể lau được bụi mà phải đem ra cửa hàng dịch vụ. Cách tốt nhất để kiểm tra màn hình lấy nét (focus screen) có bị hư hại gì không là tháo ống kính khỏi máy ảnh và nhìn qua kính ngắm trên thân máy trong điều kiện đủ sáng. Chú ý thực hiện việc này trong môi trường sạch sẽ, hạn chế bụi tối đa.
- Kiểm tra vỏ ngoài
Nếu bạn mua máy DSLR trên eBay, 5giay, chotot, photovn... hay các site bán hàng trực tuyến thì bạn cần yêu cầu người bán chụp lại máy ở nhiều góc độ để phát hiện các vết trầy xước ở vỏ ngoài cũng như xem độ cũ – mới của mặt hàng. Người mua cũng nên yêu cầu người bán gửi cho một vài tấm ảnh đã chụp bằng chiếc máy đó. Không phải để xem trình độ nhiếp ảnh người bán ở mức độ nào, mà để xem máy ảnh đã được sử dụng trong môi trường nào. Chẳng hạn nếu người bán gửi cho bạn các tấm ảnh chụp ngoài biển hoặc cánh đồng sau một trận mưa, thì chắc chắn máy ảnh đó đã từng dính cát và nước rồi.
Một dấu hiệu cho thấy máy ảnh đã được sử dụng nhiều là các nút bấm trên máy có độ trơn, nhẵn, bóng, nhất là nút chụp (shutter button). Dây đeo máy ảnh và nắp ống kính thường được bán kèm với máy mới, đây cũng là một dấu hiệu cho người mua nhận biết máy ảnh đã dùng nhiều hay chưa.
Nếu có thể, hãy tháo ống kính khỏi thân máy để kiểm tra các ngàm (khớp nối). Nếu thấy tháo ra hoặc vặn vào khó khăn thì có thể do ngàm bị lỗi.
- Kiểm tra phụ kiện đi kèm
Nếu người bán còn giữ lại được hộp và các giấy tờ hướng dẫn liên quan thì cũng tốt, nhưng cái mà bạn cần hơn là bộ sạc pin, nắp máy và nắp ống kính, các dây cáp để nối máy ảnh DSLR với máy tính.
Đôi khi người bán sẽ bỏ đi những phụ kiện như kính lọc, đầu đọc thẻ nhớ, pin dự phòng hoặc thẻ nhớ.
- Bảo hành
Bạn nên yêu cầu người bán cung cấp giấy bảo hành nếu máy còn trong thời hạn bảo hành. Tuy nhiên, nếu bạn mua hàng trực tuyến qua website như eBay thì điều này hơi khó. Mỗi một quốc gia sẽ có chế độ bảo hành thân máy khác nhau. Đối với ống kính, bộ phận này thường được bảo hành toàn cầu. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo lại cụ thể chính sách bảo hành của các nhà sản xuất và các cửa hàng.
Bảo quản khi sử dụng máy ảnh DSLR
- Nếu mới sắm sửa một dSLR:
thì trước khi đưa ra đi ứng dụng nên tìm hiểu kỹ những thông số, ý nghĩa của những thông số, thuật ngữ về máy ảnh, đọc kỹ hướng dẫn và những khuyến cáo của nhà sản xuất
- Vấn đề vệ sinh:
Khi lau chùi sensor (cảm biến), lens (thấu kính-ống kính=ok) phải cẩn thận và bình tĩnh, không nên nóng giận. Không nên thấy máy có tí bụi mà vội vàng lau chùi bằng những vật dụng không đúng chức năng dùng để lau chùi (tối kỵ việc lau chùi bằng tăm bông ngoáy tai). Luôn nhẹ nhàng trong mọi tình huống lau chùi. Bây giờ một số máy đã có chức năng tự động làm sạch bụi cho sensor (nhưng không có nghĩa là không bảo vệ máy trước bụi). Khi muốn làm sạch tự động bằng máy phải chú ý là pin phải đầy vì quá trình làm sạch senser rất tiêu tốn năng lượng.
Vệ sinh máy ảnh không khó và đây là công việc nên làm thường xuyên. Một trong những bộ phận hay bị bám bụi là ống kính, trước khi lau ống kính, giữ máy ảnh quay xuống dưới, nhẹ nhàng thổi sạch bụi và các chất bẩn bằng dụng cụ thổi hơi bằng tay. Kế tiếp lau sạch ống kính bằng vải mềm và khô hoặc giấy chuyên dùng để lau ống kính.
Nếu cần có thể lau sạch ống kính với vài giọt nước lau kính, nhỏ vài giọt nước lau kính lên giấy lau kính chứ không nhỏ trực tiếp lên ống kính.
Nên sắm cho lens một filter (kính lọc), vừa bảo vệ lens không trầy sước, vừa chống bụi tuyệt hảo. Filter có tí bụi nào thì hà hơi thổi ngạt lau chùi ngay.
- Vấn đề thời tiết:
Tránh ánh sáng mạnh. Cấm chiếu thẳng vào mặt trời (trừ lúc bình minh, hoàng hôn), bóng đèn cao áp, đèn laser ở sân khấu để chụp. Khi chụp ở điều kiện khí hậu khắc nghiệt như khí trời ẩm ướt, gió bụi nhiều không nên tháo thay ống kính.
-Thời tiết nóng, lạnh hay mưa đều có thể ảnh hưởng đến việc chụp bằng máy ảnh số. Trong trường hợp này cần phải có những thiết bị để bảo vệ máy ảnh trong những điều kiện thời tiết khác nhau.
-Giữ các bộ phận trong túi đựng chuyên dùng, bao đựng chống nước sẽ giúp bảo vệ tốt máy ảnh. Trong túi lọc nên có các túi hút ẩm.
Nếu thời tiết quá lạnh hãy tìm cách giữ ấm cho máy ảnh, nếu quá nóng thì không nên để máy ảnh trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
-Không nên chụp hình liên tục thời gian dài bằng máy số và phơi máy dưới ánh nắng trong ngày hè nóng ngoài trời!
-Khi chụp đêm khuya trời thường có sương nên không khí ẩm ướt do đó không nên tháo len ra khỏi body. Ngoài ra cần mang theo 1 bị nylon phòng khi mưa bất tử hay gió đưa cát bụi bay vào.
Thay lens trên giường trong phòng ngủ là 1 điều không khuyến khích, vì bụi khá nhiều, từ mùng mền chiếu gối.
Chú ý: Khi mang máy từ phòng lạnh ra ngoài trời , máy dễ bị ẩm. Bởi nhiệt độ trong phòng điều hòa (phòng lạnh) thường thấp hơn nhiều so với ngoài trời, khi máy bị thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm ngưng tụ nước trên bề mặt kính, bên trong, bên ngoài máy. Vì thế nên để nhiệt độ thay đổi từ từ máy sẽ không sao.
Ở Việt Nam mình khí hậu nóng ẩm, vào mùa này có nhiều bác đi du lịch ở các vùng biển, khi ở trong khách sạn có máy lạnh, vì thế khi mang máy ảnh đựng trong túi đựng ra ngoài trời thì không nên tháo vội máy ra khỏi túi mà cứ để túi nóng dần lên làm nhiệt độ bên trong tăng dần là được. Kinh nghiệm này là em đúc rút từ hôm đi Bãi Lữ resort.
4.Khi tháo lắp:
Khi thay lens, tháo & lắp thẻ nhớ,pin nhớ phải tắt máy trước.
-Khi gắn lenses, filters thì nên chỉnh sang chế độ Manual Focus (chế độ lấy nét bằng tay-MF) trước rồi hãy gắn lens vào.
- Để lens gá vào body, nhẹ tay xoay xoay cho tới khi nào khớp thì thôi, chứ đừng để vào rồi trợn mắt nghiến răng mà xoay là chết chắc. Trên thân của lenses có 1 cái chấm màu đỏ hoặc ở canon là màu trắng vàtrên body cũng có 1 cái chấm màu đỏ, để cho 2 chấm đó vào nhau rồi xoay là được.
Ngược lại khi tháo lens ra khỏi body thì lập tức dùng nắp đậy để đậy senser.
Khi lắp vào tháo máy vào tripod cũng phải đúng loại, phải thao tác nhẹ nhàng tránh làm trờn ren, hoặc để máy lỏng lẻo không đạt được những bức ảnh như ý lại còn có nguy cơ rơi máy.
-Khi tháo lắp thẻ nhớ cần chú ý chiều của thẻ, ở mặt trong của nắp thẻ thẻ có hình ghi rõ chiều khuyết của thẻ vì vậy chỉ cần đặt thẻ đúng như chiều đã hướng dẫn để lắp vào. Với những thẻ đi mượn cần kiểm tra trước xem dung lượng trong thẻ, bởi vì khi lắp vào máy sẽ không xóa được những dữ liệu không thuộc dạng file ảnh vì trên đó không có hệ điều hành, phải diệt virus trước, và nếu có ảnh cũ đã lưu được chụp từ máy khác dòng thì nên copy ra vì khả năng bị mất ảnh khi lắp thẻ sang máy dòng khác.
- Không nên gắn các đèn flash của máy đời củ lên các máy đời mới, hoặc máy không cùng dòng. Cần tìm hiểu kỷ loại flash cũ đó có dùng cho máy được không.
- Những vấn đề khi kết nối với PC, TV
Không nên cắm máy trực tiếp vào TV hoặc PC để xem hình hoặc lưu ảnh vào ổ cứng (mặc dù là có cable) mà nên dùng qua thẻ, vì:
Desktop: Bộ nguồn không an toàn
- Dùng tụ và điện trở để cản điện 220v - chắc gì những linh kiện trên không bị thủng bất ngờ.
- Nếu ngắt điện đột ngột, tụ sẽ phóng trả 1 điện thế bằng với lúc nó nạp = 220v.
- Nguồn 220V có chắc luôn ổn định?
Laptop: Tương đối an toàn hơn, cố gắng ngắt nguồn 220V (không charge) khi direct connect.
Thẻ nhớ luôn rẻ hơn main board (bo mạch chính) của máy. Việc mua và thay thẻ nhớ dễ dàng hơn rất nhiều và vấn đề kinh tế nữa.
Những PC không được nối đất thì hầu hết bị nhiễm điện, nguồn điện này có thể gây hư hỏng tới vi mạch của máy vì vậy tốt nhất là dùng đầu đọc thẻ cho an toàn.
6.Mang vác vận chuyển:
Không mang vác vận chuyển máy khi đang gắn trên tripod (chân máy) vì tripod có thể không đủ ổn định để giữ máy gây ra các hiện tượng rơi, va đập không đáng có.
-Khi đi xa bằng các phương tiện giao thông như ô tô, tàu hỏa thì không được để máy trong cốp xe, thùng xe tránh những va đập và chấn động ảnh hưởng tới máy.
-Không đựng máy trong cốp xe máy vì cốp xe máy có thể bị nóng gây hư hỏng senser.
- Không nên vừa đeo máy trên cổ, trên bụng vừa uống nước đề phòng nước rỏ xuống máy. Khi vừa vận động mạnh có nhiều mồ hôi cũng không nên cầm máy, máy dễ bị mồ hơi rớt vào. Khi phải mang vác máy trong những cuộc leo trèo, nên nới ngắn dây túi đeo máy để máy ôm sát vào người mình, tránh những va đập không đáng có.
- Để xa tầm tay của trẻ em, tránh những quăng quật dẫn đến thương tật cho máy.
- Cấm để máy trong tủ quá lâu
- Các mạch điện tử có hoạt động mới ít bị hư hỏng, pin có xài có nạp...
- Hao mòn vô hình (không dùng cũng rớt giá) lãng phí vốn đầu tư.
- Hình giảm chất lượng (do tay nghề, mắt nghề, sản phẩm sụt giảm )
-Nếu không dùng máy trong khoảng thời gian (3,4 ngày hoặc lâu hơn ) thì nên tháo pin ra khỏi máy để tránh bị chạm điện hay pin hư chảy nước là hư máy.
-Khi đã sử dụng máy một thời gian, nên kiểm tra thời lượng dùng pin của máy, máy móc ẩm mốc có thể là nguyên nhân dẫn đến hao tốn pin nhanh chóng thay vì việc đổ lỗi cho pin hỏng và đi thay thế pin mới, nên kiểm tra lại máy và pin một cách cẩn thận.
- Không cất máy trong những nơi ẩm thấp, có các loại hóa chất, nơi có nhiệt độ cao…tất cả những nơi trên đều nhanh chóng làm hư hỏng máy.
- Khi sạc đầy pin xong: không nên lắp pin đó vào máy ngay vì có thể gây hỏng bộ cấp nguồn của Dcam.
Giải thích: Pin Lithium vừa sạc xong có thể phóng một dòng lớn hơn chuẩn, nếu lắp ngay vào thiết bị có thể làm hỏng vi mạch trong máy. Bản chất là pin không tạo ra dòng điện lớn hơn mà điện áp trên pin lúc sạc xong khá cao, chẳng hạn pin 6,4V có thể lên 8,0-8,8V. Với điện áp này thì thiết bị có thể bị hỏng.
Pin mới sạc xong cũng nóng lắm bỏ liền vào body thì chính cái nhiệt này có thể làm hỏng các bộ phận li ti của body.
Giải pháp: để pin nghỉ khoảng 5' - 10" sau khi nạp rồi mới lắp vào máy.
-Không được sử dụng pin không đúng chủng loại, pin chế cho máy.
Khuyến cáo của nhà sản xuất: Một số các chức năng có thể bị ảnh hưởng nếu nguồn pin trên máy bị yếu. Pin khi đã bị hư hỏng và không dùng phải nhớ bỏ vào thùng rác, để xa tầm tay trẻ em.
- Ánh sáng flash của dSLR rất mạnh:
khi chụp ảnh cho trẻ em phải chú ý tắt flash hoặc không được chiếu thẳng vào mắt trẻ nhỏ, khoảng cách tổi thiểu đối với trẻ em phải từ 1.5m trở lên và với người lớn là 1m trở lên, khi chụp chân dung thì có thể chụp chéo, nghiêng để tránh trường hợp ánh sáng flash trực diện với mắt. Nếu muốn chụp cận cảnh hơn thì nên sử dụng tính năng zoom thay vì đặt ống kính gần so với người chụp. Các ông bố bà mẹ trẻ nên chú ý điều này nếu không muốn làm hại đôi mắt của những em bé.
-Khuyến cáo của nhà sản xuất:
- Không chớp flash vào người đang điều khiển phương tiện giao thông vì có thể gây tai nạn.
- Không sử dụng flash trong khu vực có các chất dễ cháy nổ/
- Không được sử dụng máy ở gần bếp ga.
- Hiểu các thông báo lỗi.
Thường thì khi máy không hoạt động được bình thường bởi các sự cố thì nó sẽ hiện thông báo trên màn hình LCD bởi có số của lỗi.
Error message and Solution: Lỗi của máy báo trên LCD và biện pháp khắc phục:
No01: Communications between the camera and lens is faulty. Clean the lens contacts
( Lỗi này nói đến lens và máy không đồng bộ, cần kiểm tra lại lens xem có bị hư hỏng không, có điều gì cần chú ý không, cần tháo ra và lau chùi lại, nhưng nếu cảm thấy không ổn không được cố tình bật máy để sử dụng)
No02: Card cannot be accessed. Reinsert/change card or format card with camera
(Lỗi này nói đến thẻ nhớ của bạn có vấn đề, bạn nên tháo ra lắp lại và khởi động lại để kiểm tra 1 lần nữa, hoặc bạn lắp thẻ không đúng kích thước, hoặc thẻ bị lỗi, bị virus, thẻ chưa được định dạng, cần cắm thẻ vào PC và thực hiện các thao tác định dạng (format) lại thẻ nhớ.
No04: Cannot save images because card is full. Replace card
(Máy ảnh không lưu được ảnh bởi bộ nhớ bị đầy, điều này thì tùy từng lúc mỗi người ứng biến thôi, xóa bớt những ảnh không cần thiết, định dạng lại size (kích cỡ) ảnh cho phù hợp tránh tình trạng thẻ nhớ dung lượng thấp phải lưu ảnh định dạng cao, làm hạn chế số lượng ảnh)
No05: The built-in flash could not be raised. Turn the camera off and on again…
Và một số các lỗi sau máy đều có 1 câu thông báo là “Turn the camera off and on again” thì chúng ta chỉ cần tắt máy và bật lại là được. Nếu vẫn có những lỗi tương tự như vậy thì cần xem lại xem đã thiết lập cái gì bất hợp lý.
- Kinh nghiệm xương máu:
- Không nên chĩa ống kính vào những người không thích bị chụp ảnh, cần thiết là phải chụp trộm thôi. Khi chụp trộm bị phát hiện phải bỏ chạy thật nhanh.
- Nếu nhỡ tay chụp ảnh cho những người đẹp mà không như ý, vô tình tạo ra những bức ảnh xấu thì nên xóa ngay, không nên để vì sẽ mất uy tín và đôi khi bị những cô nương xinh đẹp xử lý cả bạn và đồ nghề
- Tiếng động của đèn flash hay tiếng động của máy có thể làm bạn bị lộ khi cố tình chụp những khoảnh khắc. (chụp trộm, chụp động vật) vì vậy cần tắt hết các loại tiếng động đó đi.
-Tối ngủ không được ôm máy ngủ, sẽ ảnh hưởng tới sensor, trầy xước LCD. Lỡ ngủ say còn đè bẹp máy, không thì cũng bị vợ đập cho tan nát vì... ko chịu ôm vợ mà ngủ.
- Không được tỏ ra yêu quý máy hơn vợ hoặc người yêu không thì có ngày máy bị ám hại lúc nào không hay, trừ khi luôn dùng máy để chụp ảnh đẹp cho vợ con và người yêu.
- Không nên cho những người chưa từng dùng dSLR mượn, kể cả bố vợ, em vợ…bởi vì những người không chuyên về máy có thể làm hỏng máy trong tích tắc, ví dụ như để thời gian phơi sáng vài giây trước ánh sáng mặt trời là đi toi ngay sensor, hoặc điều xấu nhất là bạn bị lộ những ảnh không muốn cho người khác thấy.
Nếu có cho mượn thì phải in cái bài này ra cho người mượn đọc và phải hướng dẫn qua những bước cơ bản nhất khi làm quen với máy.
- Không chụp ảnh khi đã quá chén, lúc này thì người mình đứng không vững huống hồ là máy phải không các bác, nguy cơ là máy ảnh rơi, va đập, ảnh nhòe nhoẹt...
-Không nên vừa hút thuốc lá vừa chụp ảnh, vì nếu ngậm ở miệng
Hy vọng với những thông tin trên thì việc chọn được một chiếc Canon 60D cũ sẽ không còn khó khăn nữa.Chúc bạn sớm tìm được một chiếc máy ảnh ưng ý và phù hợp với ngân sách đã đề ra
Mua bán Máy ảnh Canon 60D ở đâu?
Mua bán Máy ảnh Canon 60D tại MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Máy ảnh Canon 60D
Nguồn: http://muabannhanhmayanh.com/huong-dan-kiem-tra-khi-mua-may-anh-canon-60d-cu/43883
Đăng bởi Tiên Tiên Tags: Canon, Canon 60D, canon 60D cũ, Hướng dẫn kiểm tra khi mua máy ảnh, kiểm tra khi mua máy ảnh canon 60D cũ, Máy ảnh, Máy ảnh Canon, Máy ảnh Canon 60D, máy ảnh canon 60D cũ, Những nét mới ở Canon EOS 60D, Thông tin Canon EOS 60D