Hyundai i20 cũ, chọn mua thế nào cho đúng
Với giá dưới 600 triệu đồng, có nên mua Hyundai i20 Active cũ?
Hyundai i20 Active được giới thiệu tại thị trường Việt Nam với giá bán lẻ dưới 600 triệu đồng. Hyundai i20 Active là chiếc Crossover thể thao đa dụng mang phong cách năng động. So với các đối thủ cụ thể là Ford Ecosport thì liệu Hyundai i20 Active có đáng để sở hữu?
Hyundai i20 Active là chiếc Crossover thể thao đa dụng mang phong cách năng động, được thiết kế thông minh với triết lý Điêu khắc dòng chảy 2.0 của Hyundai.
Hyundai i20 Active được nhập khẩu nguyên chiếc từ Ấn Độ và được xe Hyundai phân phối thông qua hệ thống 29 đại lý trên toàn quốc với 4 phiên bản màu sắc cơ bản: Trắng, Bạc, Nâu, Đỏ. Thị trường Việt Nam là điểm đến thứ hai của i20 Active trên toàn thế giới, chỉ sau Ấn Độ.
1. Ngoại thất
Được thiết kế bởi trung tâm Hyundai Russelheim (Đức), i20 Active có ngoại thất khá sang trọng, bắt mắt hơn hẳn so với các phiên bản khác.
Về thiết kế, phiên bản này có sự thay đổi về thiết kế phía trước với cụm đèn pha projector mới với đèn LED chiếu sáng ban ngày, đèn sương mù lớn hơn và cản trước điều chỉnh. Lưới tản nhiệt hình lục giác hiện đại với các thanh ngang kết hợp với cụm đèn pha phong cách châu Âu..
2. Nội thất:
Nội thất bản Việt Nam sở hữu 2 tông màu cam-đen. Các tính năng an toàn của Hyundai i20 Active cũng khá đầy đủ, từ túi khí trước, hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phân phối lực phanh điện tử EBD, sấy kính sau, phanh đĩa trước và phanh tang trống sau cùng bàn đạp thông minh. Nhờ đó, Hyundai i20 Active sẽ không tăng tốc khi cả bàn đạp phanh và ga được nhấn cùng lúc.
3. Động cơ - An toàn - Vận hành
Hyundai i20 Active được đánh giá là một trong xe an toàn nhất trong phân khúc. Xe có hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh điện từ EBD, 6 túi khí giúp đảm bảo an toàn cho toàn bộ người ngồi trên xe. Các tính năng khác bao gồm hỗ trợ đỗ xe, mở khóa tự động khi va chạm, phanh đĩa cho các bánh trước và bánh sau,…giúp người lái an tâm vận hành chiếc xe trên mọi cung đường.
i20 Active sử dụng động cơ Kappa 1.4L MPI thế hệ mới nhất, kết hợp cùng hộp số tự động 4 cấp, công suất 100 mã lực tại 6.000 vòng/phút, mô-men xoắn 133 Nm tại 3.500 vòng/phút. Đây là khối động cơ được đánh giá cao của Hyundai với khả năng sử dụng nhiên liệu hiệu quả.
Về khả năng vận hành, Hyundai đã khéo léo tránh đối đầu trực tiếp với Ecosport khi tuyên bố định vị khách hàng của chiếc xe là khách hàng trẻ tuổi, với địa hình hoạt động chủ yếu trong thành thị chứ không phải dành cho offroad. Vì vậy, cung đường thử trong thành phố được nhóm thử xe ưu tiên thử nghiệm trước tiên.
Khi chạy trên phố, i20 Active thể hiện tốt với tay lái nhẹ nhàng, chính xác. Thân xe gọn gàng với chiều dài chưa đến 4 m tỏ ra linh hoạt với đường phố Hà Nội đông đúc. Chân ga nhẹ nhàng, phản ứng vừa đủ với tình trạng giao thông phố phường. Dù có kích cỡ tương đương, song i20Active lại sở hữu bán kính vòng quay tối thiểu chỉ 5,2 m so với con số 5,4 m của Ecosport khiến chiếc xe dễ dàng len lỏi, quay đầu trên những địa bàn chật hẹp của Hà Nội.
Với khoảng sáng gầm xe 190 (mm), chiếc xe dễ dàng nuốt trọn những ổ gà, đoạn đường mấp mô hay leo vỉa hè khi cần thiết. Khả năng cách âm của xe khá ổn, khi đóng kín cửa bật điều hòa thì những âm thanh phố phường hoàn toàn nằm ngoài xe.
>> Xem thêm: Giá xe ôtô Hyundai
Những điều không thể bỏ qua trước khi mua ôtô Hyundai i20 cũ
Dưới đây là một số việc bạn cần làm trước khi bước vào một đại lý ôtô Hyundai i20 để có thể mua được chiếc xe ưng ý một cách nhanh chóng.
1. Kiểm tra giá thực của chiếc xe
Tham khảo giá xe trên mạng trước khi bước vào một đại lý xe. Hầu hết các trang web của các hãng xe đều đăng giá bán lẻ tham chiếu của hãng (MSRP) nhưng thường không nêu lệ phí giao hàng. Tổng hai chi phí này sẽ là số tiền bạn cần chuẩn bị cho chiếc xe mới. Đó cũng là giá cơ bản trước khi bạn thêm bất kỳ tùy chọn hoặc nâng cấp nào khác. Để đàm phán giá tốt hơn, bạn cũng có thể vào một số trang web có chia sẻ giá hóa đơn để xem số tiền mà các đại lý phải thanh toán cho những chiếc xe.
2. HVAC (Heating, Ventilation & Air Conditioning)
HVAC là hệ thống nhiệt, quạt thông gió và điều hòa không khí của xe. Đối với những đất nước có khí hậu khắc nghiệt như ở Việt Nam thì việc kiểm tra hệ thống HVAC lại càng cần thiết.
3. Két làm mát, ống dẫn
Két nước làm mát là bộ phận đầu tiên dễ dàng kiểm tra bên dưới nắp ca-pô. Nếu dung dịch không nhiều, có hiện tưởng dính bẩn thì chứng tỏ chủ cũ đã không quan tâm nhiều tới bộ phận này. Người thợ kỹ thuật cũng sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các lá tản nhiệt để chắc chắn không bị mỏng hay xốp. Đường dẫn nước mát cũng nên soi xét để biết có cần thay hay không.
4. Dây đai an toàn
Dây đai an toàn là một bộ phần an toàn đã được sử dụng trên hầu hết các xe, có khả năng bảo vệ cả vai lẫn thân người bạn trước lực đẩy quán tính. Nhưng trước khi mua xe nên thử độ dễ chịu và thoải mái của đai an toàn, vì có một số loại đại cứng làm khó chịu, nên một số khách hàng đã bỏ qua bước này khi khởi động máy.
5. Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS)
Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) là một phần được xem là bộ phận tiêu chuẩn phải có trên mọi mẫu xe ôtô hiện đại, có khả năng ngăn cản việc các bánh xe bị khóa cứng lại khi đạp phanh mạnh, khiến cho các điểm dừng ngắn hơn nhưng quan trọng hơn giúp cho chiếc xe luôn đi thẳng.
6. Hệ thống cân bằng điện tử (ESC)
Hệ thống cân bằng điện tử ESC được thiết kế nhằm cân bằng chuyển động của xe hơi, tự động giảm công suất động cơ và phanh những bánh xe thích hợp ngay khi thân xe có xu hướng bị quay hoặc văng ra do lực quán tính ly tâm vì lực bám giảm ở những khúc quanh.
Các loại phí phải nộp khi mua xe ô tô Hyundai i20 cũ
Trước khi mua xe Hyundai i20 cũ, bạn cần quan tâm một số chi phí dưới đây:
- Phí trước bạ khi sang tên chủ sở hữu (đăng kí lần 2): 2% giá trị xe: Giá trị xe đã sử dụng căn cứ theo văn bản bản số 8811/UBND-KT ngày 17/10/2011 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành bản giá tối thiểu tính lệ phí trước bạ một số tài sản cũng như các văn bản pháp luật hiện hành cùng đề nghị của Ban Giá, Sở Tài chính Hà Nội đã có quyết định 4601/QĐ-STC ban hành nguyên tắc định giá tài sản đã qua sử dụng để làm căn cứ tính thuế trước bạ.
- Thuế nhập khẩu linh kiện với xe lắp ráp trong nước (doanh nghiệp đóng, tính vào giá xe): 10 – 30%; hoặc thuế nhập khẩu nguyên chiếc (đơn vị nhập khẩu đóng, tính vào giá xe): 50 – 70% tùy loại.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: 40-60%, tùy theo dung tích xe.
- Thuế Giá trị gia tăng (VAT): 10%.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (doanh nghiệp đóng, tính vào giá xe): 22%.
- Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
- Phí bảo hiểm vật chất (không bắt buộc).
- Phí xăng dầu.
- Phí thử nghiệm khí thải.
- Phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu.
- Phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
Xem thêm: Giá xe ôtô
Đăng tin mua bán xe ôtô Huyndai i20 nhanh chóng, được giá ở đâu?
Tham khảo đầy đủ các Giá Xe Hyundai từ cộng đồng mua bán chuyên nghiệp tại Muabannhanh.com - Xem ngay: Giá xe Huyndai. Tìm hiểu, cập nhật so sánh Giá xe ôtô thương hiệu khác tại đây: Giá xe ôtô
Nguồn: http://muabannhanhoto.com/hyundai-i20-cu-chon-mua-the-nao-cho-dung/44195
Đăng bởi Tiên Tiên Tags: dây đai, giá Hyundai i20, giá xe Hyundai i20, Hyundai cũ, Hyundai i20, mua bán ôtô, ngoại thất, nội thất, ôtô cũ, phí, thuế, vận hành, xe Hyundai, xe Hyundai cũ, xe Hyundai i20, xe Hyundai i20 cũ, xe ôtô, xe ôtô cũ